Thị trường có một tuần giao dịch biến động khá mạnh tại vùng tiệm cận đỉnh lịch sử 1300 đã nhiều lần thất bại từ năm 2022 đến hiện tại. Đợt này khi tiệm cận đỉnh lần nữa thì cũng lắc rất mạnh. Đặc biệt là phiên giao dịch cuối tuần vừa qua với một pha bán tháo lớn hơn 1.2 tỷ cổ phiếu.
Thị trường liệu đã kết thúc nhịp hồi phục này trong sự ảo tưởng và rớt về 1200 thậm chí thấp hơn sau pha bán tháo. Hay là đây chỉ là một nhịp “ép khách xuống tàu” để lấy lực vượt 1300 trong bối cảnh thanh khoản cực lớn?
Chiến lược giao dịch cổ phiếu như thế nào là hợp lý lúc này? Điều chỉnh là cơ hội hay là cạm bẫy? Bán hết cổ phiếu hay tận dụng rủi ro để gom hàng? Mời anh chị xem bài phân tích tuần này để có những phương hướng giao dịch hợp lý nhé!
Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Đầu tiên, để đi vào bài viết thì vị thế người viết bài là Quang cùng chiến lược giao dịch hiện tại sẽ quyết định tư duy của cả bài viết. Ở đây phải nói thẳng là Quang vẫn Full hàng. Tuy nhiên đã chốt lãi 60% lãi tại vùng 1275 ~ 1281 trong nhịp hồi cao trào ở đầu tuần. Cầm lại gồng lãi 40% hàng cũ và mua 1 số vị thế tiềm năng 60% trong nhịp mới với kỳ vọng đây không phải là điểm cuối của thị trường!
Nguyên nhân vì sao ở đây sau một số phiên bùng nổ thanh khoản, rồi còn bùng nổ hơn 1.2 tỷ cổ phiếu bán tháo mà vẫn có thể kỳ vọng? Thì ở đây Quang sẽ nói theo yếu tố rủi ro 30% và cơ hội 70%:
1 - Thị trường đã tăng +120 điểm từ đáy liên tục không có 1 nhịp điều chỉnh nào trong 18 ngày, thì việc điều chỉnh nhẹ trong 1 vùng kháng cự đỉnh là bình thường. Hay nói cách khác là một nhịp chỉnh “có thể đoán trước”.
2 - Thanh khoản to ở đây hoàn toàn có thể đến từ NĐT đang gồng lãi trong giai đoạn vừa qua, chỉ đơn giản là nắm giữ hàng cũng lãi to bán chốt lãi ra. Hay là cả 100 điểm vừa qua từ đáy: gồm vùng 1200 trước Lễ 30/4 và vùng tích luỹ 123x 125x sau Lễ không dám mua hàng, chỉ nói “sóng hồi” rồi đứng ngoài quan sát. Khi qua các nhịp đáo hạn phái sinh, thấy thị trường ổn lao vào mua tại 127x 128x giờ bị đạp sợ quá bán tháo?
Đồ thị NLG kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ trường hợp cổ phiếu NLG, đã đánh sắp vượt đỉnh, tăng gần như theo chữ V không có 1 nhịp chỉnh nào, thì việc bất ngờ có bán tháo chỉnh lại thanh khoản to test hỗ trợ liệu có là bất thường? Hay chỉ là 1 việc bình thường trong 1 chu trình tăng?
3 - Yếu tố tâm lý chuẩn bị trước, chủ động xử lý và sự sợ hãi.
Ở vùng này, thật ra Quang đánh giá sự sợ hãi sập lớn hay là sợ hãi ăn bô sẽ chiếm thế chủ đạo hơn là sự hưng phấn, tự tin. Nhất là trong cả một tuần vừa qua, thật ra chính bản thân anh chị giao dịch vùng này cũng rất sợ, rất chán chủ động chốt lãi trên đỉnh cũng rất nhiều phải không ạ?
Đồ thị ACB kèm các đường kẻ kỹ thuật chart tuần
Ví dụ cổ phiếu ACB thì dù có sợ hãi thể nào, dù có view sập thế nào thì sau quá trình tích luỹ 3 tháng thì cổ vẫn tiếp tục tăng vượt đỉnh với 2 tuần gần đây dòng tiền vào mạnh. Thì tương tự, trong tuần vừa qua cũng có BSR, DBC, CSV, HPG vẫn vượt lên được? Liệu cá mập có ngu như vậy lúc này lại kéo cổ phiếu vượt đỉnh?
4 - Yếu tố đợt sập đầu tiên - thanh khoản to kháng cự và bé lại:
Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ trong quá khứ, giai đoạn sóng từ 1080 lên 1295 lần trước. Ở những đoạn tăng đầu tiên thì cũng có những pha bán tháo thanh khoản trên 1 tỷ cổ phiếu nhưng thị trường vẫn tăng, thậm chí là tăng rất mạnh.
Nhưng tại đây, chúng ta cần 1 điều kiện quan trọng đó là thanh khoản phải bé lại. Chứng tỏ lượng nhà đầu tư sau pha sập thứ 6 không dám mua lại, chỉ ưu tiên bán là dừng. Không đu bán thêm rơi về tầm 600 ~ 700 triệu cổ là đẹp, tuy nhiên nếu duy trì đi ngang 900 ~ 1.1 tỷ cổ phiếu thì rủi ro sẽ rất lớn trong tuần sau.
5 - Yếu tố sự “Wash Out” trong nền giá:
Đồ thị DIG kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ cổ phiếu DIG, hay là các cổ phiếu khác họ bất động sản như PDR, CEO, DXG,... hay là họ chứng khoán như SSI, VCI, VIX, SHS,... trong thời gian một tháng qua (trừ trường hợp cá biệt khoẻ như NLG, NTL, MBS, CTS, FTS) thì đều kẹt nền không tăng được bao nhiêu cả. Biên độ dao động chỉ trong khoảng +1% đến +3% là nhiều trong một thanh khoản bé tẹo.
Thì việc có một pha rũ, ép nhà đầu tư có sẵn hàng lãi nhẹ hoặc hoà vốn thoát hàng cho “nhẹ tàu” là điều hợp lý. Nếu nói là phân phối thì Quang đánh giá cũng chưa hẳn, vì nếu đặt bản thân anh chị vào NĐT mua hàng BĐS, Chứng thì anh chị có hưng phấn để gom hàng all in full margin không? Quang đánh giá cho 1 2 slot mua trong danh mục 5 7 mã là tốt rồi, hoặc chỉ thăm dò chứ làm gì mua all in? Nếu All in Quang đánh giá NĐT sẽ sẵn sàng All in vào dầu khí, cảng biển hơn vì nó rất HOT.
Nên ở ý số 5 này, việc có thể là một pha Wash Out ép NĐT gồng hàng trong tháng qua ra hàng là điều hoàn toàn có thể diễn ra, khi cho họ “giữ hàng hộ cá mập” trong cả 1 tháng hồi 120 điểm qua mà chả có lợi nhuận. Đạp một phát về lỗ hoà luôn!
Thì với 5 yếu tố trên, nên Quang đánh giá thị trường có cửa 70% ở vùng này sẽ tích luỹ lại và phân hoá ra với các mã khoẻ - Leader lên trước trong những phiên kế tiếp để bức phá vùng 1300 - và Quang vẫn Full hàng.
Tuy nhiên, đầu tư thì luôn là một môn xác suất. Thì ở đây cũng sẽ có 30% tỉ lệ là thất bại - thị trường tiếp tục:
+ Bùng nổ thanh khoản lớn, giao dịch volume cực to trên vùng này.
+ Các mã cổ phiếu thay vì tích luỹ lại volume bé thì lại hồi lên rồi kéo xả volume to.
+ Các mã gãy nặng, mất hỗ trợ quan trọng
Thì chắc chắn rồi, khi điều đó diễn ra chúng ta sẽ tuân thủ theo các điểm stoploss đã vạch ra trước đó tại các cổ phiếu để rút quân chờ vòng mới.
Chắc hẳn khi đọc tới đây, anh chị chúng ta sẽ thắc mắc rằng. Tại sao ở chỗ này như vậy, mà em vẫn còn view tốt nghịch lý đi lên - vẫn còn cầm full hàng vậy? Thậm chí đã có 2 bé DIG, SHS trong danh mục lỗ rồi mà em vẫn tự tin?
Thì sự tự tin này đến từ việc chúng ta đã có chiến lược giao dịch đúng và hợp lý trong cả đoạn hồi rồi tăng mạnh vừa qua:
Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
+ Giai đoạn trước Lễ (sau GAP UP mở ra xu thế) thì chúng ta chủ động gom hàng, sau Lễ volume bé cực bé test quanh vùng 1200 và 1230~1250 thì thay vì sợ hãi, đứng ngoài bảo là “sóng hồi yếu, thiếu lực cầu” thì chúng ta gom hàng, mua mạnh.
+ Giai đoạn sau GAP UP HƯNG PHẤN thì chúng ta chủ động chốt lãi mạnh từ 40% đến 60% các vị thế có lãi tốt đã mua trước đó. Ví dụ như Quang nói ở trên là hàng cũ Quang đã bán 60% chốt lãi ra rồi, vốn có 320 triệu (margin lên 630 triệu) chốt ra được 31.7 triệu lãi được gần +10% tổng NAV.
+ Chúng ta vẫn cầm lại từ 40% đến 60% hàng cũ trên nền tảng lãi từ +3% +4% đến +15% +16% (như CSV, HPG, GVR, FTS, MBS...) thì dù có sập như phiên thứ 6 vừa qua khoản lợi nhuận này vẫn tồn tại và lãi đi qua đoạn chỉnh.
+ Mua thêm 1 số vị thế quanh vùng 1261 hàng đã về đủ sau cú sập đầu tiên trong tuần. Hàng đã về đủ và chưa vi phạm những stoploss lớn nào. Nếu xét về lỗ thì như Quang nói trên: chỉ lỗ SHS, DIG là nhiều (-4% đến -5%) còn lại thì thắng to PLX, lãi nhẹ ACB, lãi cũng ổn STB thì có thể xem như không phải là bị ăn bô?
Nên vì vậy, các chiến lược giao dịch cũ:
+ Mua khi sợ hãi thanh khoản bé, bán khi hưng phấn GAP UP liên tục của hệ thống từ vùng sau GAP UP 24/4 gom hàng đến vùng đỉnh cao 1285 - 20/5 chốt ngay đỉnh nhưng vẫn cầm lại phần lãi tốt giữ trận danh mục vẫn đúng.
+ Chiến lược “Nước đôi” tại vùng đỉnh 127x 128x - Những cổ phiếu yếu, không ổn thì chủ động bán bỏ luôn - cơ cấu hoà hoặc lãi nhẹ +1% +2% tránh mất lãi cũng đúng.
Nên vì vậy, mới có sự tự tin như vậy của Quang ở trong bài viết này và Quang vẫn đang full hàng. Vì như bài viết cách đây 2 tuần 12/05 Quang có viết:
Bài viết tại trang ChungkhoanNQ.VN tại mục Tin Tức ngày 12/05
Chúng ta giành thế “CHỦ ĐỘNG” vào trong tay, chúng ta có:
1 - Hàng gần như đầy đủ lên đến 95% trong danh mục.
2 - Đã chốt lãi 40% ~ 60% cầm tiền lãi ra ngoài từ đúng đỉnh.
3 - Vẫn cầm lại hàng lãi tốt để đỡ danh mục, đỡ mã mua mới lỗ nhẹ như CSV, FTS, MBS, HPG, GVR, DGC, DBC... (một số con đã bán 30% hoặc 50%) để đảm bảo tài khoản luôn lãi hoặc hoà vốn.
Thì ở nhịp này, việc gì ta phải quá sợ hãi theo đám đông? Nếu sập thật thì vẫn đã cầm ra 1 khoản lãi tốt ngay đỉnh, hàng còn lại thoát vi phạm hoà vốn. Nếu tăng tiếp cầm thế “chủ động” tiếp tục cho những nhịp lãi to lớn break out 1300 thay vì sợ hãi “bull trap” tại nhịp hồi.
Như vậy thì chiến lược giao dịch và mua bán cụ thể của hệ thống sang tuần là gì? Thì ở đây sẽ là chiến lược tổng thể sau các phần phân tích trên: TẬP TRUNG VÀO CỔ PHIẾU - KHÔNG NHÌN THỊ TRƯỜNG!
Cụ thể thì:
+ Sau các đợt điều chỉnh, thì cổ khoẻ hay cổ yêu sẽ phân hoá rất mạnh. Dù là con vòng trước mạnh chưa chắc vòng sau sẽ mạnh: Sẵn sàng MUA các mã Leader mới đi theo dòng tiền cá mập:
Đồ thị MBS kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ cổ phiếu MBS chúng ta đã đi theo đúng dòng tiền cá mập khi break out trendline giảm và test quanh 27.9 ~ 28.3 để hiện tại gồng lãi +15%.
+ Sau đợt điều chỉnh thì sẽ có một số mã cổ phiếu thành trạng thái suy yếu, kẹt hoặc bị gì đó, hoặc lủng hỗ trợ: Chủ động bán, thoát hàng quyết đoán để tìm những cổ phiếu khoẻ thay vì gồng mãi nó không lên - Lúc quá chán, bị ép rũ bỏ thì thoát hàng sau cả tháng cầm.
+ Kỷ luật và cảm xúc: tập trung chính xác vào những kỷ luật, kỷ thuật về hỗ trợ, trend hay là dòng tiền. Sai thì quyết đoán bảo toàn, thoát hàng - Đúng thì tự tin tham chiến. Nhất là giai đoạn này, nơi cảm xúc rung sợ, sợ hãi cực nặng nề.
Đây là bài phân tích tuần này, cụ thể các điểm bán cổ phiếu nếu vi phạm Quang sẽ update đến anh chị nhanh nhất trong phiên. Cũng như sẽ theo dõi kỹ các điểm “dòng tiền cá mập” tham chiến vào những SIÊU PHẨM mới cho cuộc chơi mới vượt 1300 - Anh chị đặc biệt lưu ý tin nhắn nhóm VIP - Nhật Quang Channel nhé!
Trường hợp anh chị chưa tham gia nhóm VIP, muốn được hỗ trợ để hiểu rõ hơn về phương pháp đầu tư của team - anh chị liên hệ 2 bé trợ lý Trúc Vy và Như Thảo ở nhóm cộng đồng để được hỗ trợ nhanh nhất ạ. Rất mong được đồng hành cùng anh chị trong chặn đường đầu tư chứng khoán này!
............................................
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm