[Tin đồn] - Nhà đầu tư nên hành động thế nào? Trong khi diễn ra và sau đó?

15/07/2023 - BÀI VIẾT CHIA SẺ KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN
[Tin đồn] - Nhà đầu tư nên hành động thế nào? Trong khi diễn ra và sau đó?
x
Trong đầu tư chứng khoán [Tin đồn] là một đòn "chí mạng" với nhà đầu tư cá nhân chúng ta. Như vậy thì khi bị trúng tin đồn chúng ta, những nhà đầu tư nhỏ lẻ cần hành động ra sao? Thì Quang sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình qua bài viết cuối tuần này nhé. Hy vọng có thể giúp ích cho anh chị, cũng như hạn chế rủi ro khi gặp phải!

Xin chào Anh chị, việc tin đồn xấu trên thị trường đang là 1 vấn đề gây ức chế cho toàn bộ nhà đầu tư. Bỗng nhiên 1 ngày nào đó, cổ phiếu của A/c tự nhiên quay ra nằm sàn. Quay ra sập mạnh thì nên làm thế nào? hành động ra sao cho hợp lý?

Thì hôm nay, Quang xin phép chia sẻ kinh nghiệm chinh chiến 4 - 5 năm trên thị trường của mình với các cổ phiếu “có biến” như sau:

- Đầu tiên, chúng ta cần ghi chú lại các lần “có biến” gần đây nhé:

IDJ: có biến lần đầu vào ngày 19/06 không hiểu vì sao. Sáng ngủ dậy cổ phiếu rơi mạnh, nằm sàn rồi hồi sau đó sàn với khối lượng xả ra 11.8 triệu cổ.

VIX: có biến vào ngày 26/06 bị xả nằm sàn rồi rút chân với khối lượng 68.5 triệu cổ. Tiếp tục rơi thêm 3 nến dẫn đến -15% tính từ đỉnh (Tương tự với  GEX, VGC).

VND: có biến vào ngày 06/07 bị xả mạnh 105 triệu cổ, rơi cận sàn. Rồi sau đó rung lắc, rơi thêm khoản -6%.

STB: có biến vào ngày 14/07 bị xả mạnh 74.8 triệu cổ. chạm đến giá sàn sau đó rút chân.

Đó là tổng hợp các lần “có biến” gần đây nhất, tất cả điều có điểm chung là cực kỳ bất ngờ, không dự đoán trước được. Thường xuất hiện bằng 1 ai đó “đồn” trên mạng xã hội, rồi dẫn đến sự hoảng loạn bán tháo từ đám đông lớn nhỏ có đủ hết.

Có biến xảy ra xong thì hồi ngay như STB nhưng cũng có biến xong thì “đi luôn” như IDJ. Hay có biến xong thì “đâm xuống thêm” khoảng -10% -20% như VIX, GEX, VND,.... Thế thì chúng ta, những nhà đầu tư bình thường nên ứng đối thế nào? Sau đây sẽ là chia sẻ của Quang nha:

1 - Né tránh? chắc chắn không được rồi, nó đã là bất ngờ thì sẽ không có cách nào né được. Tuy nhiên, tỉ lệ dính vào là 1/1000 trên tổng các mã giao dịch trên thị trường (1000 là số tương đối, nếu tính kỹ là khoản 1200).

Cũng như việc đi ngoài đường, tự nhiên 1 thằng cha nào tông xe vào A/c - Không có cách nào né được dù mình đi đúng luật giao thông. (Tức là cũng không nên tức giận vì mã mình có biến)

2 - Trong lúc diễn ra tin đồn (tức trong phiên bị bán tháo): Không hoảng loạn, bình tĩnh xem lực bán và các hỗ trợ đã quy định (Ví dụ mốc chặn Quang hay tư vấn A/c tại nhóm hoặc trong livestream). Nếu vi phạm, dứt khoát thoát luôn đừng lưỡng lự.

3 - Sau phiên diễn ra tin đồn: nếu chưa bán kịp, mà mã hồi lên tốt (ví dụ hoà vốn hoặc lỗ nhẹ) thì Quang nghĩ là nên thoát hàng và tránh dính vào các cổ này trong “ngắn hạn”.

Đó là 3 điểm: trước, giữa và sau. Đọc thì chắc hẳn anh chị sẽ thắc mắc: nếu nó đạp rũ hàng thì sao? hay cổ tốt như vậy vì sao lại bán tháo? hay tại sao không nên mua khi giá “rẻ” này? Thì ở đây Quang sẽ giải thích theo kinh nghiệm chinh chiến của mình kết hợp với phần tư vấn tại room như sau:

+ Ví dụ mã NKG mua vào ngày 01/06 - Mua theo nguyên nhân gì? trong phần tư vấn cũng ghi chú phần cutloss rõ ràng là điểm MA20 nếu gãy. Thì khi mã “có biến” vì tin đồn, dẫn đến như trong ảnh vi phạm vào đường MA20 - gãy xuống và mất -3% -4% thì nên cầm hay bán?

Nguyên tắc chúng ta đặc ra là vi phạm >> thế thì bán, chứ không nên vì như thế mà cầm lại. Nhất là đây “có biến” không lường được từ “tin đồn” thì càng phải cẩn thận hơn khi “BÀI HỌC 2022 CÒN ĐÓ”.

+ Hồi lên lỗ nhẹ, hoà nên thoát: vì sao? đơn giản là vì: làm sao A/c chắc chắn cái “biến” đó là Fakes New? nếu lỡ biến đó là thật thì sao? Ví dụ trường hợp họ IDJ, API, APS là dẫn chứng gần nhất. Thiệt hại nặng hơn thì là VIX, GEX -10% -15% thêm trong ngắn hạn tầm 1 tuần trước khi hồi phục?

+ Tại sao không nên mua giá rẻ, bắt đáy: tương tự ý ở trên, nếu bắt vào. Xui xẻo, vận đen nổ thì nó như API, IDJ, APS bắt đáy xong là “cụt tay” luôn. Hay các ví dụ năm 2022 như NVL, PDR, CII, DIG,.... bắt đáy vùng đỉnh vừa rơi xong lỗ nặng, rất rất nặng.

Nói chung, đó là các giải thích “sơ bộ” của Quang kết hợp kinh nghiệm thực chiến trên thị trường này cùng phương pháp thực hiện. Nếu “vũng nước đã quá đục” thì tốt nhất “không nên dính vào”, dù nó có “ngon ăn” thế nào. Vẫn còn 999 mã khác, 997 mã khác trên thị trường rất tốt - Tại sao không nghiên cứu và “phục thù” lại phần lỗ nhẹ tại những nơi tốt hơn? Hoặc đơn giản là “tạm thoát” chờ đợi 1 thời gian, ví dụ 1 tuần, 2 tuần để xem độ “ổn định” “hấp thụ cung cầu” của mã đó rồi mới mua lại cho an toàn? (Ví dụ: VIX, GEX)

Anh chị thấy thế nào? Có nên nhảy vào những mã bị hiệu ứng “tin tức” đánh mạnh trong ngắn hạn này không? Việc cầm hàng nên gồng và “cầu cho nó fake new” để hồi phục tăng mạnh?

Một số chú ý thêm:

- Quang không đề cập “tin đồn” này là đúng hay sai, chỉ biết “có biến” trong lúc đó và ngắn hạn sau đó 1, 2 tuần.

- Sau đó 1, 2 tuần thì thế nào? Thì có mã tốt vượt đỉnh (VIX, VGC), có mã vẫn kẹt lại chỉ mới hồi nhẹ (VND), có mã đi luôn (IDJ, API, APS). Còn STB hiện tại chưa biết được "tương lai". 

- Mục đích bài này chỉ chia sẽ quan điểm cá nhân của Quang về việc giữ hàng dính tin đồn hoặc mua hàng này trong “ngắn hạn”.

Nếu anh chị đầu tư còn lỗ, chưa hiệu quả, lãi chưa ổn định có thể tham khảo hệ thống cộng đồng của Quang hoặc trực tiếp chuyển về cùng đồng hành với Quang trong giai đoạn chinh chiến khốc liệt 6 tháng cuối năm 2023 theo phương pháp đầu tư Kỹ thuật kết hợp dòng tiền thông minh.

............................................

LÀM CHỦ TÀI CHÍNH - NÂNG TẦM CUỘC SỐNG


Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
x
0.02337 sec| 871.57 kb