PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ? SO SÁNH PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VỚI PHÂN TÍCH CƠ BẢN

28/04/2023 - BÀI VIẾT CHIA SẺ KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ? SO SÁNH PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VỚI PHÂN TÍCH CƠ BẢN
x

1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.

Nhà đầu tư theo đuổi trường phái phân tích kĩ thuật luôn tin tưởng rằng giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin, và giá của các cổ phiếu sẽ dịch chuyển theo xu thế chung của thị trường, và điều quan trọng nhất là “lịch sử sẽ lặp lại”. Giá cả và khối lượng giao dịch là 2 biến số chính được quan tâm của phân tích kĩ thuật và qua nghiên cứu những diễn biến trong lịch sử mà nhà phân tích kĩ thuật sẽ đưa ra những dự báo cho tương lai. Phân tích kỹ thuật có giá trị tại bất kỳ thời điểm nào và với bất kỳ loại giao dịch nào kể cả giao dịch phái sinh, forex, …

 

Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:

- Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu).

- Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai.

- Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu.

- Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.

 

Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế (trendline), kênh xu thế, hỗ trợ, kháng cự, điểm đột phá (breakout), đường trung bình động (MA), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), dải Bollinger, Fibonaci, …

2. So sánh phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản

Cả hai trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số đặc điểm chính của 2 phương pháp phân tích này:

Yếu tố

Phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản

Mục tiêu

Xác định điểm mua vào và điểm bán ra của chứng khoán

Xác định giá trị nội tại của chứng khoán

Dữ liệu đầu vào

Giá và khối lượng giao dịch của chứng khoán

Báo cáo tài chính, sự kiện, tin tức về ngành và nền kinh tế

Phương pháp phân tích

Phân tích dựa trên các chỉ số (RSI, MACD, Oscillator,...), hành động giá.

- Phân tích định lượng: báo cáo kết quả kinh doanh, sức khỏe tài chính

- Phân tích định tính: các chính sách kinh tế vĩ mô, tình hình ngành, tiềm năng phát triển, ...

Chiến lược đầu tư

Đầu tư ngắn hạn

Đầu tư trung và dài hạn

Cơ sở ra quyết định đầu tư

Thông tin giá, khối lượng và các dấu hiệu chỉ số kỹ thuật

Mua/bán khi tài sản ở dưới/trên giá trị nội tại

LÀM CHỦ TÀI CHÍNH - NÂNG TẦM CUỘC SỐNG


Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
x
0.02950 sec| 865.414 kb