Quản trị rủi ro trong đầu tư - Một Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ cũ để bảo toàn Tiền của mình

14/11/2022 - VIDEO CHIA SẺ KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN
Quản trị rủi ro trong đầu tư - Một Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ cũ để bảo toàn Tiền của mình
x
Quản trị rủi ro trong đầu tư - Một Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ cũ để bảo toàn Tiền của mình

Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán - Những điều nên thực hiện kể cả nhà đầu tư không chuyên

Giai đoạn hiện tại - Giai đoạn cuối quý I - đầu quý II hằng năm sẽ là giai đoạn thấp điểm của thị trường chứng khoán – Với ít sự kỳ vọng mà nhiều tin tức hỗn loạn đan xen giữa tốt tốt và xấu xấu liên tục quay nhà đầu tư.

Thì trong cái tình cảnh khó khăn này – việc quản trị rủi ro là một việc cần được đưa lên hàng đầu. Với quản trị rủi ro thì nó có rất nhiều khía cạnh, không những là việc phải rành kỹ thuật, rành cơ bản doanh nghiệp là điều mà không phải ai cũng có thể làm được. Thì ngoài ra còn một số cái anh chị nhà đầu tư không chuyên cũng có thể quản trị tốt như:

1 – Quản trị số lượng mã cổ phiếu trong danh mục nắm giữ ở mức mà bản thân có thể nhớ được các điểm mua bán, có thể nhìn và xem tin tức thuận lợi mỗi ngày. Thông thường thì sẽ từ 3 đến 5 mã là hợp lý nhất cho một nhà đầu tư cá nhân. Không phải 1 hoặc 2 mã vì như vậy sẽ quá ít và dễ dính vào các trường hợp all in – xong trúng mã xấu không tăng. Hay 7 – 10 mã thậm chí 15 mã thì dẫn đến vấn đề không thể nhớ hết, lúc thị trường giảm mạnh thì không biết đường xử lý.

2 – Quản trị tỷ trọng nắm giữ chênh lệch giữa các mã trong danh mục – đây là 1 việc tương đối dễ dàng, tuy nhiên đa phần nhà đầu tư sẽ không chú ý mà thường là những mã “thích” nhất sẽ là những mã có tỷ trọng cao nhất. Như vậy sẽ có tình trạng lệch giữa các mã trong danh mục dẫn đến khi có vấn đề xẩy ra, chúng ta sẽ có sự “thiên vị” và lỗ nặng trong quá trình đầu tư.

3 – Quản trị số ngày nắm giữ mã cổ phiếu – xem như vậy nắm giữ là hợp lý với thời gian đó chưa? Một mã tốt như vậy, dòng tiền to như vậy mà giữ cả 2 tháng chỉ đi ngang hoặc lỗ thì liệu có hợp lý? Có xứng đáng với thời gian đó không?

4 – Quản trị “phí” giao dịch – đây cũng là 1 vấn đề mà anh chị thường bỏ qua trong quá trình đầu tư. Phí này gồm phí giao dịch mua, bán, thuế bán, phí margin, phí ứng tiền,… mà chúng ta bỏ quên. Đôi khi 1 mã lỗ -10.000.000 VNĐ thì phí đã -3.000.000 vì gồng lỗ margin trong thời gian nữa năm? Hay lãi 1.000.000 nhưng đầu tư 1 tỷ, phí thuế bán đã là 1.500.000 thì tổng là lỗ -500k nhưng vẫn tưởng là lãi?

…….

Vẫn còn rất nhiều phương pháp quản trị khác mà anh chị đầu tư không chuyên có thể thực hiện được, chỉ cần siêng năng 1 tí như: quản trị tỷ trọng giải ngân, chia vốn, ghi nhận stoploss, target, tỷ lệ cutloss cưỡng bức, phân chia ngành nghề… Thì tất cả những cái này – Quang đã từng chia sẻ nhiều lần trong room cũng như bảng danh sách quản trị cổ phiếu (như hình bên dưới) thì chúng ta không cần rành bất cứ kỹ thuật nào, không cần hiểu bất cứ cái gì về doanh nghiệp - Chỉ cần đánh theo Broker thì cũng có thể thành công hoặc giảm tầm suất lỗ - tránh bị broker lùa gà all in vào 1 mã nào đó.

Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán - Những điều nên thực hiện kể cả nhà đầu tư không chuyên. Giai  ...

Nếu anh chị cần tham khảo thêm các phương pháp quản trị rủi ro cơ bản trong quá trình đầu tư, tích luỹ kinh nghiệm những giai đoạn khó khăn để ít bị mất tiền và dễ kiếm tiền hơn trong lúc thị trường Uptrend.

Anh chị có thể liên hệ bạn trợ lý: 0816.669.281 để được nhận các tư vấn nhé.

Cũng như anh chị có thể tham khảo video quản trị rủi ro AD đã từng chia sẻ tại:

Chúc anh chị có những quyết định sáng suốt trong đầu tư – và đầu tư có kỷ luật để không phải thất bại, nếu có thất bại thì thiệt hại là nhỏ nhất. Có thể rút kinh nghiệm và “trưởng thành” qua các lần đầu tư thất bại nhé!

............................................

LÀM CHỦ TÀI CHÍNH - NÂNG TẦM CUỘC SỐNG


Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
x
0.33207 sec| 851.703 kb