Đây là Quy tắc đầu tư diễn giải theo cách nói dài - Video hướng dẫn cụ thể cho Khách hàng chăm sóc của Nhật Quang Channel (Video hướng dẫn chi tiết kèm 2 video về quy tắc và thuật ngữ chứng khoán anh chị khách hàng Inbox AD để nhận 3 video riêng nha)
AD sẽ lấy số tiền 100.000.000 VNĐ làm số dư thực tế ví dụ cho toàn bộ quy tắc mua-bán của Team không kể margin.
1- Cách chia vốn:
Chúng ta sẽ chia tiền làm 4 hoặc 5 phần (vị thế - cổ phiếu). Trong đó AD Ví dụ ở đây là 4 phần (4 vị thế).
Mỗi phần sẽ có 25.000.000 để mua cổ phiếu. (Được sai số +-5.000.000)
Khi mua bán, dùng trực quan để mua đúng số tiền trên.
(Sử dụng thêm file Excel để chia tiền 1 cách hiệu quả)
Giải thích:
Khi chia vốn như vậy, NĐT được cân bằng cảm xúc. Không có lãi 1 CP quá ít, thua 1 CP quá nhiều. (Chúng ta không thể biết được CP nào tăng mạnh, tăng ít khi nó chưa tăng. Thì việc gì phải thiên vị CP vì cảm xúc chúng ta rồi con mua nhiều thì lỗ con mua chơi thì lãi to?)
NĐT cũng không nắm quá nhiều CP, quá ít CP. Tránh lúc tăng thì cầm có 2 CP không tăng, lúc giảm thì cầm 10 CP không bán kịp.
VD: 100tr, mua 70tr DXG và 30tr VCB. DXG -20% mất -14tr, VCB +20% chỉ được +6tr.
Như vậy, vừa ức chế cảm xúc. Ăn không bao nhiêu nhưng mất cả khúc, rồi còn lãi không bù được lỗ. Mua CP phải ngủ ngon, mua CP mà đêm nào cũng mất ngủ thì thôi. Đến lúc nào đó vốn chả còn 1 xu!!
- Đi vốn mạnh: 70% - 100% tài sản vào các nhóm chính: Bank, Chứng, Thép, Dầu Khí (CP loại 1, 2), Trụ lớn (Bán lẻ, BĐS,... thuộc VN30)
- Đi vốn vừa: 50% với các CP thuộc nhóm phụ ngoài 4 nhóm trên thuộc Midcap. (Vẫn 4 nhóm trên nếu là CP loại 3, 4)
- Đi vốn nhỏ: 20 - 30% với các nhóm small caps, trên 10k/1cp
- Đi vốn cực nhỏ: dưới 10% với các nhóm thuộc chuẩn Penny, đầu cơ, trà đá. (CP trà đá, CP Jang Hồ, Mafia, tổ chức mạnh)
Giải thích:
- Đi vốn mạnh với nhóm lớn vì ở nhóm lớn, Tiền ra vào có kỷ luật. Không tăng giảm đột ngột, tích hợp tăng trưởng và rút ra thoải mái. An toàn cho tổng tài sản chúng ta
- Đi vốn vừa với các nhóm Midcaps, nhóm phụ vì ở nhóm này. Chỉ là các CP đánh theo game, xen kẻ phụ các nhóm lớn khi họ chỉnh, test. Nhóm này cũng có độ an toàn không cao khi dòng tiền lớn Trăm Tỷ ít tham gia. (Mất thời gian)
- Đi vốn nhỏ với các nhóm small caps: vì các nhóm này, không thể chịu được dòng tiền lớn. Nếu lớn vào, sẽ dẫn tới Tổ chức mất hàng, độ rủ bỏ rất cao. Nếu không ổn nó sẵn sàng rủ -15% -20% trong vài phiên. Tăng tuy ngon, nhưng rủi ro đi kèm cũng cao.
- Đi vốn cực nhỏ: những nhóm này, là nhóm "đầu cơ chính hiệu". Ăn theo, rủi ro mất trắng là có. Nên không thích hợp đánh mạnh "Khi mua tranh nhau cướp, khi bán chả MA NÀO MUA". Dồn tiền lớn mong x10 với nhóm này chả khác nào chúng ta đánh đề, cầm tiền ra đánh đề còn tốt hơn!! NĐT có thể lãi +500% trong tài khoản với nhóm này trong 30 ngày. Nhưng có thể cầm +500% này bán được không là 1 vấn đề, nhiều người cầm 1 tỷ thành lãi 5 tỷ trong 30 ngày, xong cũng từ 5 tỷ về 100tr trong 30 ngày kế tiếp mà "không ai mua để bán lấy tiền".
Chú ý: Phần AD không nhắc, VD mua 10% z còn 90% làm gì? Hoặc 50% midcap còn 50% làm gì?
Tức là giữ tiền mặt nhé Mn, không phải lúc nào cũng FULL CP là tốt. Nhiều lúc chỉ tham gia vui theo nhóm penny, các nhóm Bank trụ rủi ro thì quan sát. Chứ không phải cầm 10% mua penny, Bank đang rủi ro nhảy 90% vào đó là SAI HOÀN TOÀN!!!
2- Cách giải ngân mua cổ phiếu:
Từ đầu có 4 phần tiền, chúng ta sẽ giải ngân lần lượt 4 phần tiền này. Như sau:
Chỉ mua CP sau 10h00 và CP đủ điều kiện Khuyến nghị (Trừ khi AD kêu mua sớm khi đạt yêu cầu)
Mua lót vị thế trước 30% - 50% CP mà AD khuyến nghị điểm vào tức 7tr5 - 12tr5 giải ngân lần mua đầu của 25 triệu VNĐ.
Khi CP đạt điểm mua đẹp, có volume vào mạnh thì giải ngân phần còn lại 70-50% tiền chưa mua còn lại.
Vậy là đã có 1 CP trong tay, không được giải ngân dư 25.000.000đ đã chia từ đầu. Kiềm chế cảm xúc không mua vượt vị thế đã quy định để không vi phạm vào các cổ phiếu mua sau đó.
Tiếp theo, NĐT chờ 1-2 ngày hãy mua tiếp CP mới. Và chỉ 1 CP nữa trong 1-2 ngày kế tiếp.
Cứ như vậy, tới phần tiền thứ 4. Thì hàng của phần tiền mua CP 1,2 đã về. Chúng ta sẽ có 50% CP có thể bán và 50% CP mới T+.
Ngoài ra, chúng ta không trung bình giá xuống khi CP đã thất bại ở các điểm mua. Bị trả ngược lại giá cũ, cái này cực nguy hiểm. Nó mạnh, nó kéo. Nhưng nó thất bại nó trả lại, nhảy vô là chết tươi trong T+.
Giải thích:
Mua sau 10h00 sẽ giúp chung ta mua ở mức giá ổn định, không bị nhiễu bởi nhỏ lẻ, tin tức khác ảnh hưởng cũng như các nhịp bull trap ở đầu phiên kéo ảo.
Mua lót vị thế trước vì CP đẹp, có "khả năng tăng" nên chúng ta mua trước nhưng "không tuyệt đối sẽ tăng".
Mua full vị thế khi chúng ta cảm giác nó đủ điều kiện, có hơn 70 80% sẽ tăng trong T+ thì mua full vị thế.
--> Cách mua này sẽ giúp NĐT an toàn hơn với khoản tiền của mình, nếu thất bại vẫn sửa sai được.
Chúng ta chỉ kẹp 12.500.000 trong CP đó và còn thừa 12.500.000 để đó mua sau hoặc mua CP khác tốt hơn, lỗ cũng ít hơn.
Mua CP giản cách ngày ra là vì: Chúng ta không thể kẹp toàn bộ cổ ở trạng thái T+2.5 được. Như vậy, thì chúng ta chết rất đau.
NĐT chắc vẫn còn nhớ đợt giảm lịch sử tháng 2020 2021 2020 chứ ạ? Nếu toàn bộ CP chúng ta ở trạng thái T+2.5 thì làm sao khi AD hô "BÁN HẾT" NĐT bán được ạ? Kẹt nó dính luôn chục phiên sàn là chết dỡ.
Nên nguyên tắc mua CP giản cách ngày ra là cần thiết. Chúng ta không tham, NĐT có thể thấy - AD không thiếu hàng cho các bạn mua nhé - Nếu cần thiết quá có thể thây đổi nguyên tắc 1 tí: mua 2 mã và chờ hàng về mới mua tiếp 2 mã còn lại.
3- Cách chốt lãi cổ phiếu:
NĐT hoặc AD điều không phải nhà tiên tri mà có thể canh được ngay đỉnh của CP. Chỉ có đội lái mới biết đâu là đỉnh hoặc đâu là đáy.
Nên AD rút ra được cách chốt lãi an toàn nhất như sau:
Khi CP tăng chạm kháng cự cũ, chủ động bán 1/2 hoặc 1/3 CP có lãi.
Nếu CP tích luỹ tốt, tăng tiếp thì cứ mỗi ngày tăng bán 1/3 CP ra
1/3 của phần 1/2 còn lại tức 25tr bán 1/2 còn 12tr5 tiếp tục bán 1/3 là khoản 4tr - cứ như vậy, chúng ta bán theo chiều tăng của CP cho tới khi hết hàng.
Bán ra khi NĐT khác hưng phấn mua vào mới là "Thượng đẳng", còn bán tháo theo NĐT khác tháo chạy chả khác gì "cụp đuôi chạy" bách nhục!.
Nếu CP tích luỹ thất bại, rơi lại thì bán ở 1 móc nào đó NĐT tự đặt ra (Miễn không lỗ ngược). (Không có gì tuyệt đối, CP cũng vậy. Lái đánh lên đỉnh mà tin xấu ra nó đỡ không được vẫn bị giảm mạnh như thường)
Giải thích:
Đây là cách chốt lãi từng phần của AD, NĐT đọc tới đây chắc nhiều người luôn "ôm 1 cục" tới đỉnh, xong giảm ngược có khi huề vốn, lỗ mà không có 1 xu lãi phải không ạ? Tức tối luôn? Cách này giúp chúng ta bỏ được "cục tạ" lúc nào cũng phải chốt lãi.
AD vẫn luôn nói: có lãi bỏ túi mới là lãi, còn không bỏ vào túi được thì chỉ là số ảo. Chúng ta phải biết đủ, tham lam sẽ giết chúng ta.
Note:
Với CP Penny, CP được kéo SOCK mạnh. Chúng ta phải bán liên tục theo chiều nó kéo. Tuyệt đối không giữ CP quá nhiều khi đã có hàng lãi.
Các CP Penny khi kéo thì nhà nhà mua, chứ lúc bị bán không 1 "ma" nào mua.
Dù bạn có lãi +150% 1 tỷ thành 2 tỷ 5 VNĐ mà "KHÔNG BÁN ĐƯỢC" vẫn là 0 VNĐ với 1 mớ giấy vô nghĩa. RIC, TSC, SAM, TNI,.... là ví dụ lịch sử còn đó.
4- Cách cutloss cổ phiếu:
Nếu thị trường xấu, AD hô "bán hết" thì các bạn cứ bán sạch đừng quan tâm gì.
Nếu AD hô "bán 1/2 CP hiện có" thì các bạn bán các 1/2 số CP của từng Vị Thế đi (không bán hết 1 Vị thế, giữ 1/2 nếu TT tốt lên chung ta mua lại).
Còn ngoài ra, Khi AD phím CP luôn có các móc Cutloss sẵn cho NĐT căn theo. Chúng ta tuyệt đối tuân thủ.
AD không phải tiên tri, khuyến nghị là 100% phải thắng mới được. Nên nếu thất bại, các bạn phải tuân thủ cutloss tuyệt đối. Sau này AD sẽ giúp các bạn gỡ sau!!
Quy tắc bán:
Nếu trước 14h - 14h15 mà CP chưa phạm hoặc đã phạm rồi rút chân thì các bạn không bán CP.
Sau 14h - 14h15 nếu CP đã rút chân mà bị đạp lại dưới cutloss thì phải bán ngay.
Vì sau 14h - 14h15 mà còn đạp thủng hỗ trợ tức lái đã quyết tâm giết CP rồi, ngày sau rất khó tăng lại.
Ngoài ra, còn các CP AD cho móc bán 1/2 thì khi phạm vào đó sau 14h các bạn cũng bán luôn 1/2 giúp AD.
Vì sao? Vì các CP đó AD nhận ra nó chưa tích luỹ đạt, phải trở lại rủ bỏ/tích luỹ thêm mất thời gian. Thì chúng ta out bớt 50% CP để cầm tiền mua con khác, hoặc sau này ok chúng ta mua lại sau (không mất thời gian ngâm vốn).
Phần này AD cũng giải thích luôn trên rồi, các bạn khi bán CP phải quyết đoán lên. Chúng ta chần chừ, có thể trả giá đắt nhé!
Bên trên là các cách chia vốn, mua bán của AD tâm đắc nhất. AD cũng tham khảo từ nhiều thầy, nhiều nguồn khác nhau trên mạng mà rút ra được. Không phải cái gì cũng ngon, cái gì cũng tuyệt đâu các bạn!
Cách mua bán này chỉ thích hợp với NĐT Trade dưới T30, còn NĐT trade trên T30 có lẽ quy tắc Chốt lãi và Cắt lỗ không phù hợp.
AD chỉ chú trọng ăn ngắn, mặc bềnh. Chứ không chú trọng cầm giữ lãi/lỗ quá lâu dài, nên NĐT đọc nên cân nhắc.
Có thể Khi AD bán hết, chỉ lãi +10 +15 +20% nhưng NĐT cầm dài hơn sẽ lãi +30+40 +50%. Cái này AD chấp nhận mất vì nó không phải phương pháp đầu tư của AD!
Hoặc khi AD cutloss rồi CP bật tăng lại? cũng không sao! Nếu cứ CP nào cũng giữ giữ thì lỡ nó không tăng lại có mà hên xui theo ý trời, à nhầm ý lái rồi.
Chúng ta nếu cứ cảm xúc, thì rất dễ bị lỗ nặng ở TT này. chúng ta chỉ có thể tìm ra cách để hạn chế tối đa rủi ro mất vốn mà lãi phải giữ được thôi.
Nếu có cái gì tuyệt đối, thì AD và các bạn giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng rồi. Chúng ta là nhỏ lẻ, chúng ta rất dễ bị "Lái" nó thao túng cảm xúc.
Nên vì thế, chúng ta cứ theo đúng quy tắc Team đặt ra (Nếu các bạn mua hàng AD khuyến nghị) thì sẽ có tỉ lệ thắng cao hơn là mua bán tù mù không 1 chuẩn mực, không 1 quy tắc.
Kết: Nếu có sai sót, hoặc không đúng các bạn có thể góp ý AD. AD rất dễ tính, sai thì AD sửa. Phải sửa mới tốt lên được, chứ bảo thủ thì mãi nghèo! mãi làm gà cho tụi lái nó vặt! Tiền nai lưng ra làm dành dụm từng xu, nó vết cái không còn 1 xu!
-------------------------------------------------
Đây là Quy tắc đầu tư diễn giải theo cách nói dài - Video hướng dẫn cụ thể cho Khách hàng chăm sóc (Vẫn còn Video hướng dẫn chi tiết kèm thêm 2 video về quy tắc và thuật ngữ chứng khoán anh chị khách hàng Inbox AD để nhận 3 video riêng nha)
............................................
Bài viết mới nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm